Bệnh viêm khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ hai - 15/05/2023 10:40
Bệnh viêm khớp gối thường gặp ở người cao tuổi, người thừa cân béo phì. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ngoài triệu chứng đau nhức, khó chịu khi vận động, người bệnh còn phải “đối mặt” với biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm khớp gối có triệu chứng gì? Cách điều trị như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. BỆNH VIÊM KHỚP GỐI LÀ GÌ?


viêm khớp gối
Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính, gồm: xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Bệnh viêm khớp gối là tình trạng mà trong đó lớp đệm tự nhiên giữa các đầu xương bị bào mòn khiến cho cử động khớp gối trở nên khó khăn hơn.

2. NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM KHỚP GỐI

Viêm khớp gối được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

2.1.  Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý viêm khớp gối. Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, lớp sụn bị bào mòn ở khớp gối sẽ tăng khả năng mắc bệnh hơn. Tuổi càng cao, khả năng chữa khỏi hoàn toàn của bệnh viêm khớp gối càng giảm.

2.2.  Cân nặng

cân nặng
Trọng lượng cơ thể lớn sẽ làm tăng áp lực đối với tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Khi bạn tăng lên mỗi kg cân nặng đồng nghĩa với việc đầu gối phải gánh thêm 1.3 -1.8 kg trọng lượng, từ đó làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm khớp gối.

2.3.  Giới tính  

Phụ nữ độ tuổi từ 55 trở lên có nhiều khả năng mắc viêm khớp xương đầu gối hơn nam giới. Theo thống kê, có 10% nam giới và hơn 13% nữ giới ở độ tuổi ngoài 60 mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.

2.5.  Đặc thù nghề nghiệp

Những người làm công việc liên quan đến hoạt động khớp gối thường xuyên phải quỳ, ngồi xổm… có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối hơn người bình thường.

2.6.  Vận động viên thể thao

Các cầu thủ bóng đá, vận động viên tennis, nâng tạ hoặc vận động viên điền kinh… sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm khớp gối. Lý do là vì, cơ bắp xung quanh đầu gối bị yếu đi có thể dẫn đến thoái hóa khớp, lâu dần khớp gối bị viêm.

2.7.  Mắc các bệnh lý xương khớp khác

Untitled 1
Những người bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm khớp gối. Ngoài ra, trường hợp bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn lượng hormone tăng trưởng quá mức cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp ở đầu gối.

3. BIỂU HIỆN BỆNH VIÊM KHỚP GỐI

Triệu chứng viêm khớp gối thường có biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên nhiều người chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, vùng xương khớp gối đã tổn thương nhiều. Các triệu chứng cụ thể như sau:
triệu chứng đau gối
Đau vào buổi sáng (sau khi ngủ dậy): Thường khi thức dậy vào buổi sáng, bệnh viêm khớp gối khiến bạn đau nhức, thậm chí còn tê mỏi gối. Vận động khó khăn, phải đợi một lúc mới đi lại được.
Khớp sưng tấy: Khớp gối bị sưng, tấy đỏ, khi ấn vào sẽ có cảm giác hơi nóng đặc biệt xảy ra vào sáng sớm hoặc sau khi ngồi lâu một chỗ.
Xuất hiện các cơn cứng khớp: Cứng khớp, kéo dài 10 – 30 phút, phải dùng tay xoa bóp mới có thể di chuyển được.
Khớp kêu răng rắc: Có tiếng kêu lục cục, răng rắc mỗi khi gấp duỗi, cảm giác như khớp gối bị khô.

4. AI CÓ NGUY CƠ BỊ VIÊM KHỚP GỐI?

Những người có nguy cơ dễ bị viêm khớp gối như:
– Người cao tuổi (60 tuổi trở lên): hệ xương khớp có xu hướng bị thoái hóa, lớp sụn giữa các đầu khớp gối bị hao mòn.
– Người lao động chân tay: Những người có đặc thù công việc thường xuyên phải khuân vác nặng, gập gối nhiều, đứng lâu (trên 2 giờ/ngày), hay đi nhiều (>3km/ngày) cũng có xu hướng bị viêm khớp gối.
– Phụ nữ trung niên: Nữ giới trong độ tuổi từ 55 trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
– Người béo phì, ít vận động: Người thừa cân kết hợp lối sống ít vận động là yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh viêm khớp gối. Các khớp đầu gối và mắt cá chân phải chịu áp lực từ trọng lượng tăng thêm, dần bị mòn và rách.
– Người bị chấn thương: Vận động viên thể thao, người đã từng trải qua chấn thương đầu gối cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Khi đầu gối va chạm với nền cứng sẽ dẫn đến tổn thương cả sụn khớp, dây chằng, mô cơ, viêm đau khớp dễ xảy ra nếu không được xử lý đúng cách.
Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp, căng thẳng, stress cũng thuộc đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp gối.

5. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP GỐI

Nguyên tắc trong điều trị viêm khớp gối là giảm đau, phục hồi chức năng khớp cải thiện khả năng vận động. Chính vì vậy, các phương pháp điều trị đều tập trung vào mục đích đó. Cụ thể:

5.1. Dùng nẹp giảm đau


nẹp gối
Nẹp đầu gối là cách giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu do viêm khớp gối gây ra. Ngoài ra, phương pháp này cũng có tác dụng giảm đau, hạn chế đi lại ảnh hưởng tới bệnh lý.

Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp: nẹp giảm áp, nẹp phục hồi chức năng… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn liệu pháp tốt nhất.

5.2. Sử dụng thuốc tây

– Thuốc giảm đau không kê toa (OTC): Paracetamol, giảm đau kháng viêm không steroid (Aspirin, Ibuprofen)… có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
– Bôi thuốc giảm đau: Đầu tiên, người bệnh có thể sử dụng Capsaicin với một lượng thấp nhất, thoa lượng nhỏ trên đầu gối để tránh bỏng da. Trường hợp không dung nạp được thuốc này, bác sĩ có thể chỉ định sang Salicylate để chống viêm, giảm đau.
– Tiêm Corticosteroid: Trong trường hợp sử dụng thuốc tây kể trên nhưng vẫn bị đau nhức hoặc được chẩn đoán là có tích tụ dịch lỏng. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tiêm corticosteroid. Đây là loại thuốc chống viêm mạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng Hyaluronic axit – một dịch khớp nhân tạo hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng khô khớp, cứng khớp.
*/ Lưu ý: Khi sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong điều trị viêm khớp gối, người bệnh cần chú ý sử dụng đúng liều lượng. Bởi, nếu dùng quá liều, lạm dụng có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

5.3. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp gối là phương pháp được nhiều người thực hiện. Bởi, chúng có ưu điểm an toàn, tiết kiệm, dễ thực hiện.

Bài thuốc chữa viêm khớp gối từ ngải cứu

Ngải cứu chứa hàm lượng lớn tinh dầu, hoạt chất này hoạt động như một chất gây tê tự nhiên. Ngoài ra, trong ngải cứu còn có thành phần Flavonoid giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
     + Ngải cứu rửa sạch, sau đó giã nát rồi trộn với giấm ăn.
     + Làm nóng hỗn hợp và cho vào túi chườm đặt lên vị trí khớp gối bị đau.
     + Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần kéo dài 5 phút.

Bài thuốc lá lốt

Theo Y học cổ truyền, lá lốt vị cay, tính ấm, có công dụng tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Do đó, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc lá lốt để chữa viêm khớp, thoái hóa khớp.
download (2)
Bạn có thể thực hiện bài thuốc lá lốt với những bước sau:
  • Lá lốt tươi, phơi trong bóng dâm, sau đó sao vàng hạ thổ.
  • Cho lá lốt vào nồi nấu cùng với 2 bát nước đầy, đun cho tới khi chỉ còn 1 bát thì dừng lại.
  • Uống bài thuốc này liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn tối.

Bài thuốc trị viêm khớp gối bằng cây trinh nữ

Nhờ vào công dụng chống viêm, giảm đau mà cây trinh nữ được ví như vị thuốc dành riêng cho bệnh lý viêm khớp. Người bệnh có thể sử dụng lá, rễ cây để làm bài thuốc chữa bệnh.

Cách thực hiện:
  • Rễ trinh nữ thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng.
  • Đem rễ trinh nữ vào nồi sắc cùng với 200ml nước cho tới khi còn 100ml thì dừng lại.
  • Chia hỗn hợp này thành 2 phần ngang nhau, uống trong ngày.

5.4. Phẫu thuật

Với những trường hợp không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị trên, phẫu thuật là lựa chọn cần thiết cho người bệnh.
– Phẫu thuật nội soi khớp: Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ chỉ cần “mở đường” bằng một vết rạch nhỏ để đưa dụng cụ nội soi vào vùng tổn thương và thực hiện phẫu thuật bằng những hình ảnh được cung cấp ra ngoài qua dụng cụ chuyên dụng.
– Phẫu thuật thay khớp gối: Loại bỏ những phần khớp, sụn khớp bị hư tổn, đồng thời tái tạo bề mặt khớp gối ở khớp nhân tạo được làm từ vật liệu sinh học có chức năng tương tự. Thay khớp gối này sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể trong khả năng vận động.
Phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế người bệnh. Vì vậy, không phải ai cũng có khả năng thực hiện liệu pháp này.

6. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT CHO NGƯỜI VIÊM KHỚP GỐI

6.1. Người bị viêm khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa tiến triển của bệnh, giúp phục hồi và ngăn ngừa viêm sưng khớp gối. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

– Tăng cường rau xanh (bắp cải, cải thảo, rau ngót, mồng tơi…): Rau xanh cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, hỗ trợ tránh những tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tổn thương sụn khớp.
cam nang doc ten cac loai rau cai cho cac co nang hau dau 202201030903366702
– Ăn nhiều cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ giàu DHA, Omega-3 có tác dụng ức chế viêm nhiễm, giảm triệu chứng sưng, viêm khớp.
ca bien tuoi 1
– Thêm tỏi trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng giảm viêm, tránh được những cơn đau nhức do viêm khớp gối gây ra.
– Tránh ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt dê), nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ…
– Hạn chế đồ uống chứa cồn, bởi chúng có thành phần kích thích phản ứng viêm đau.
– Giảm lượng muối, đồ ngọt, bánh ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

6.2. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh

– Tập thể dục, những động tác nhẹ nhàng giúp tăng cường cơ bắp, hạn chế khả năng co cứng khớp gối.
– Tránh lao động quá sức, mang vác vật nặng gia tăng áp lực lên khớp gối.
– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi giúp khớp gối được ổn định, hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu.
– Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân béo phì nên thực hiện chế độ giảm cân an toàn.

Một chế độ ăn hợp lý, phương pháp tập luyện khoa học chưa đủ để bạn có thể phòng ngừa các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp gối nói riêng. Hơn bao giờ hết, một hệ xương khớp khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh hiệu quả. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp gối. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay số hotline hoặc chat trực tiếp tại đây để được giải đáp nhé!
đăng ký tư vấn và mua sản phẩm
tư vấn miễn phí
hotline
chứng nhận atvstp bộ y tế
bộ y tế
chứng nhận sản phẩm vàng - dịch vụ vàng
sản phẩm vàng
chứng nhận top 50 sản phẩm vàng
cúp vàng
chứng nhận đạt tiêu chuẩn iso 22000:2005
tiêu chuẩn iso
DƯỢC SĨ NGỌC HOA
ảnh dược sĩ
Chat Zalo
0983.555.918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây