1. GAI CỘT SỐNG L4 L5 LÀ GÌ?
Vị trí đốt sống L4 L5 ở cuối cùng của cột sống thắt lưng. Chúng có vai trò nâng đỡ phần trên của cơ thể và góp phần vào sự linh hoạt của cột sống. Chính vì chịu áp lực lớn nên L4 và L5 rất dễ bị tổn thương.
Bệnh gai cột sống L4 L5 là tình trạng phát triển quá mức tế bào xương ở bên ngoài hoặc hai bên đốt sống L4, L5. Các gai xương này ngày càng phát triển sẽ gây cọ xát, chèn ép vào dây thần kinh và các cấu trúc xung quanh gây đau kèm theo một loạt các triệu chứng khác.
2. TRIỆU CHỨNG GAI CỘT SỐNG L4, L5
Dấu hiệu gai đốt sống thắt lưng L4 L5 không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng để nhận biết. Ở giai đoạn gai xương mới hình thành, kích thước nhỏ hầu như không có triệu chứng. Khi gai xương phát triển lớn hơn sẽ có một vài biểu hiện để nhận diện như:
Đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội. Đau hơn khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Cơn đau có thể lan xuống mông, chân
Khó khăn khi đứng thẳng, cúi người, xoay hông. Thường người bệnh sẽ có xu hướng khom lưng để cảm thấy đỡ đau hơn.
Tê bì, yếu chân.
đau thắt lưng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết
3. NGUYÊN NHÂN GÂY GAI CỘT SỐNG L4, L5
Bệnh có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cũng có thể là hệ quả của bệnh lý xương khớp khác. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến.
3.1. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Theo thời gian, cột sống dần dần bị suy yếu, hao mòn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các gai xương xuất hiện và ngày càng phát triển. Tuổi càng cao, nguy cơ hình thành và phát triển các gai xương càng lớn. Đây chính là lý do khiến nhiều người cao tuổi bị gai cột sống thắt lưng.
3.2. Chấn thương gây gai cột sống L4, L5
Phần đốt sống L4 L5 có thể bị chấn thương do va chạm, vấp ngã trong sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Chấn thương dạng này gây tổn thương cho đốt sống L4 L5 và tạo điều kiện hình thành gai xương.
3.3. Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý
Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho hệ xương khớp sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa đốt sống. Bên cạnh đó, việc nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, lạm dụng rượu bia… có thể tác động tiêu cực tới xương khớp, gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
3.4. Thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể vượt qua mức cho phép sẽ gia tăng áp lực lên đốt sống L4 L5. Phải “làm việc quá tải” sẽ khiến 2 đốt sống này dễ bị tổn thương hơn.
3.5. Sai tư thế trong sinh hoạt
Việc duy trì một thói quen xấu trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây gai cột sống. Thường xuyên bê vác nặng, ngồi lâu, khom người, cúi người đột ngột… có thể làm tổn thương đốt sống L4 L5.
3.6. Lắng đọng canxi làm gai cột sống thắt lưng L4 L5
Như trên đã đề cập gai xương hình thành do sự phát triển quá mức của tế bào xương. Việc lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat ở đốt sống L4 L5 và các mô mềm xung quanh cũng đẩy nhanh quá trình gai xương.
3.7. Hệ quả của các bệnh lý cột sống mạn tính
thoái hóa cột sống thắt lưng gây gai cột sống
Một số bệnh lý mạn tính ở cột sống thắt lưng L4 L5 có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó có thể là thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm cột sống mạn tính… Do các căn bệnh này gây những tổn thương lâu dài khó có thể hồi phục hoàn toàn cho đốt sống L4 L5.
4. ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO BỊ GAI CỘT SỐNG L4 L5
Một số đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này hơn những người khác. Đó là:
- Người cao tuổi
- Người thường xuyên bê vác nặng
- Người thừa cân, béo phì
- Người mắc bệnh lý cột sống mạn tính
5. GAI CỘT SỐNG L4 L5 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
gai cột sống không được điều trị tích cực có thể gây vẹo cột sống
Bệnh gây ra những triệu chứng đau nhức, tê bì, ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Cơn đau dai dẳng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Hơn nữa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn gây:
- Đau thần kinh tọa: Do dây thần kinh tọa bị gai xương chèn ép. Từ đó gây ra các cơn đau từ phần cuối của thắt lưng xuống tới chân.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
- Vẹo cột sống
- Teo cơ vùng mông, đùi, cẳng chân
- Đại tiểu tiện mất tự chủ
- Bại liệt
6. ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG L4 L5
Bác sĩ điều trị sẽ là người quyết định phương pháp nào là phù hợp nhất với người bệnh.
6.1. Thuốc Tây
Để giảm bớt cơn đau một cách nhanh chóng, thuốc Tây là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, phương pháp này không điều trị tận gốc bệnh và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Các loại thuốc có thể được chỉ định là:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol
- Thuốc chống viêm: Diclofenac, Etoricoxib…
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl… giúp giảm tình trạng co cứng cơ.
Lưu ý, người bệnh chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc, lạm dụng thuốc.
6.2. Mẹo dân gian chữa gai cột sống L4 L5
Đối với các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian dưới đây. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, có thể thực hiện tại nhà.
Ngải cứu, mật ong: Ngải cứu có khả năng chống viên, giảm đau, kháng khuẩn. Lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi giã nát, chắt lấy nước cốt. Thêm 2 thìa mật ong vào phần nước cốt để uống trong ngày.
Lá lốt: Lá lốt xuất hiện trong nhiều mẹo dân gian chữa bệnh xương khớp. Rửa sạch 500g lá lốt rồi đun sôi cùng 2,5 lít nước trong 10 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày.
Rễ cây trinh nữ: Lấy 50g rễ cây trinh nữ rửa sạch, đun sôi với 1,5 lít nước trong 20 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày.
6.3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể kể tới như kéo giãn cột sống, siêu âm, điện xung trị liệu, bài tập trị liệu… Phương pháp này giúp giảm áp lực cho cột sống, giãn cơ, giảm đau, tăng sự linh hoạt cho cột sống.
6.4. Phẫu thuật
Nếu bệnh diễn biến nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ gai xương. Tuy nhiên, dù phẫu thuật thành công cũng không thể đảm bảo 100% gai xương không xuất hiện trở lại ở vị trí cũ.
7. LƯU Ý CHO NGƯỜI BỊ GAI ĐỐT SỐNG L4 L5
Một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học cũng góp phần quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega 3. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia…
- Kiểm soát cân nặng ở mức cho phép. Giảm cân khoa học nếu thừa cân.
- Hạn chế bê vác nặng, ngồi lâu trong một tư thế, cúi, xoay người đột ngột.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ, huấn luyện viên chuyên nghiệp để lựa chọn môn thể thao hoặc bài tập phù hợp với thể trạng.
- Tái khám đúng lịch hẹn.
Trên đây là những thông tin tham khảo về gai đốt sống L4 L5. Nếu còn thắc mắc về bất kỳ vấn đề gì có liên quan hãy gọi tới số hotline hoặc để lại bình luận để được giải đáp.