THÔNG TIN PQA HƯƠNG SA LỤC QUÂN
PQA Hương Sa Lục Quân là dược phẩm thảo dược có tác dụng giúp bổ tỳ, tăng cường tiêu hóa. Giúp giảm các triệu chứng của viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa.
Thành phần PQA Hương Sa Lục Quân
Trong gói 5g chứa 0,5g cao đặc tương đương với thảo mộc:
Đảng sâm:………………………………….1,25 g
Bạch truật:…………………………………0,94 g
Phục linh:…………………………………..0,63 g
Trần bì:…………………………………….. 0,47 g
Mộc hương:……………………………….0,47 g
Sa nhân:…………………………………….0,47 g
Hoàng đằng:………………………………0,47 g
Cam thảo:………………………………….0,30 g
Phụ liệu vừa đủ 1 gói 5 g.
Công dụng Hương Sa Lục Quân PQA
Hỗ trợ giúp bổ tỳ, tăng cường tiêu hóa. Giúp giảm các triệu chứng của viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa.
Đối tượng dùng:
Người bị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: Tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, co thắt đại tràng.
CÁCH DÙNG
Ngày uống 3 lần.
– Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Mỗi lần uống ½ gói
– Trẻ em từ 7 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 gói
– Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 gói
– Người lớn: Mỗi lần uống 2-3 gói.
Mỗi đợt dùng 3 tháng. Nên dùng 2 – 3 đợt.
Lưu ý:
Sản phẩm này không có Saccarose (đường kính).
Có lắng cao thảo dược, hãy pha với nước sôi khuấy đều uống hết khi còn ấm.
Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên có thể có thay đổi về màu sắc, đậm đặc và hương vị theo mùa dược liệu nhưng chất lượng luôn luôn đảm bảo đạt chuẩn GLP WHO – Thực hành tốt kiểm nghiệm của tổ chức y tế thế giới.
Cảnh báo về sức khỏe:
– Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này.
– Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng sản phẩm.
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
BẢO QUẢN
Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30ºC, tránh ánh sáng.
HẠN SỬ DỤNG
– 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì.
Số đăng ký: 6744/2020/ĐKSP
Số XNQC: 2602/2020/ATTP-XNQC
VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH
Viêm đại tràng mạn tính là gì?
Viêm đại tràng mãn tính chính là kết quả của các đợt viêm nhiễm cấp tính tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có tính lan tỏa hoặc khu trú tại niêm mạc ruột già và gây ra các vết loét ở đây.
Bệnh viêm đại tràng nếu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó khăn cho quá trình điều trị. Ở mức độ nhẹ bạn có thể bị chảy máu đại tràng. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng thì các vấn đề nghiêm trọng hơn như loét, xuất huyết hay áp xe ổ bụng… có thể sẽ phát sinh.
Tỷ lệ mắc viêm đại tràng ở nước ta lên tới 20% dân số theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tăng nhanh. Do đó, điều trị viêm đại tràng mãn tính ngày càng trở nên quan trọng.
Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính là do đâu?
Viêm đại tràng mãn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đa phần nó là hệ quả của việc gặp phải một số bệnh lý viêm đại tràng khác trong một thời gian dài.
Những lý do khiến chúng ta có thể bị viêm đại tràng mãn tính bao gồm:
– Điều trị viêm đại tràng cấp tính không triệt để: Viêm đại tràng cấp tính xảy ra do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, nhiễm độc,… Nếu tình trạng cấp tính kéo dài từ 3 tháng trở lên thì có thể chuyển biến thành mãn tính.
– Do một số bệnh lý khác dẫn tới: Nếu mắc phải những bệnh đại tràng khác như lao đại tràng, crohn,… và không điều trị sớm thì bạn có nguy cơ cao bị viêm đại tràng mãn tính do lúc này niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương lâu ngày.
– Chế độ ăn uống không đảm bảo: Việc ăn uống không hợp vệ sinh có thể khiến chúng ta nhiễm vi khuẩn có hại cho đường ruột; hoặc ăn không đúng giờ giấc, không khoa học sẽ làm rối loạn hoạt động của đại tràng, lâu dần có thể dẫn tới viêm đại tràng mãn tính.
– Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh: Việc lạm dụng thuốc Tây y, đặc biệt là thuốc kháng sinh, sẽ gây bào mòn niêm mạc đại tràng và dễ sinh ra tình trạng viêm loét.
Dấu hiệu bị viêm đại tràng mãn tính
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, so với các đợt viêm cấp tính thì mức độ của các triệu chứng viêm mãn tính thường có phần nặng nề và dai dẳng hơn.
Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh:
- Đau bụng: Đau ở hố chậu trái, hố chậu phải. Cơn đau khi âm ỉ, khi dữ dội
- Hay mót rặn khi đại tiện
- Rối loạn đại tiện: Hay mót rặn đại tiện. Bị tiêu chảy hoặc táo bón, có trường hợp bị cả 2.
- Bất thường về phân: Phân dính nhầy và đôi khi còn có máu
Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân đi kèm như: Mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ lý do, đau nhức xương khớp, khó ngủ, thiếu máu, da xanh xao, chóng mặt,… Thậm chí, viêm đại tràng mãn tính còn có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
Chẩn đoán viêm đại tràng mãn tính
Cũng giống như với chứng viêm đại tràng thông thường, ở giai đoạn mãn tính, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ đồng thời sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn.
Sau khi đưa ra chẩn đoán ban đầu, bác sĩ thường sẽ tiến hành nội soi đại tràng để theo dõi tình trạng viêm cũng như mức độ tổn thương. Đồng thời, có thể lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành sinh thiết. Điều này sẽ phục vụ cho việc xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như tầm soát ung thư.
Ngoài ra, một số xét nghiệm khác cũng sẽ được chỉ định, bảo gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
- Phân tích nước tiểu
- Chụp X-quang bụng
- Chụp CT Scan
Các xét nghiệm trên đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định và dựa vào đó để lên phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị viêm đại tràng như thế nào?
Theo phương pháp Tây y
Điều trị Tây y chủ yếu là việc dùng thuốc để giảm và kiểm soát các triệu chứng.
Kháng sinh: Dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn, cải trở độ lây lan của vi khuẩn, kiểm soát rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện
Thuốc chống viêm Corticoid: Chống viêm sưng, thường dùng trong giai đoạn điều trị đầu
Thuốc chống ký sinh trùng, nấm
Thuốc giảm đau, chống co thắt
Nếu xuất hiện khối u ung thư hoặc diễn tiến bệnh không thể điều trị bằng thuốc, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Theo phương pháp Đông y
Theo y học cổ truyền, viêm đại tràng mãn tính thuốc các chứng bệnh lỵ tật, phúc thống,… Nguyên nhân gây bệnh do 4 yếu tố sau:
- Ngoại tà lục lâm: Nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài
- Ẩm thực bất điều: Ăn uống không điều độ
- Thất tình nội thương: Stress, căng thẳng, áp lực kéo dài
- Tỳ vị tố hư: Chức năng của Tỳ vị bị suy yếu, khiến cơ thể bệnh tật lâu ngày
Để điều trị bệnh hiệu quả cần giải quyết được căn nguyên của bệnh, đồng thời gia tăng bồi bổ tỳ vị, điều hòa can vị, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Bài thuốc cổ phương chứa Thảo đậu khấu dược liệu có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Tỳ, Vị với công dụng chữa chứng đau bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa được kết hợp với các dược liệu quý khác như Mộc hương: Hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích, Hậu phác: , Ích trí nhân, Thanh bì, Mạch nha, Bạch truật, Sa nhân,… có công dụng bổi bổ tỳ vị, điều hòa can vị, chữa bệnh Viêm đại tràng mạn tính
Ứng dụng những tinh túy của bài thuốc, sản phẩm PQA Hương sa lục quân đã được Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP có công dụng giúp tăng cường tiêu hóa; Hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm đại tràng. Dùng rất tốt cho người bị viêm đại tràng với biểu hiện: Tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, phân sống, co thắt đại tràng.
KẾT HỢP ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CAO NHẤT
Kết hợp Hoàng Kỳ=> Bổ tỳ, bổ khí đẩy lùi rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng
Kết hợp Bát tiên=> cân bằng âm dương đẩy lùi rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng
Kết hợp với Mệnh môn hỏa => dùng cho các trường hợp đi ngoài nhiều lần trong 1 ngày
Kết hợp với An thần bổ tâm=> Thư can, giải stress, giảm co thắt đại tràng
Bộ sản phẩm hoàn hảo dành cho người Viêm đại tràng mạn tính
LỘ TRÌNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM
– Từ 10 – 15 ngày: Giảm đau, giảm nhanh các triệu chứng: đi ngoài, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
– Từ 15 – 60 ngày: Làm lành niêm mạc đại tràng, phục hồi tổn thương, ổn định tình trạng của đại tràng
– Từ 60- 90 ngày: Sức khỏe hồi phục, ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn => Đẩy lùi Viêm đại tràng mạn tính.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh viêm đại tràng mạn tính
– Đủ thành phần các chất dinh dưỡng:
– Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: Thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương…
– Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân.
– Chất béo: Ăn hạn chế không quá 15g/ngày.
– Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Các loại thực phẩm nên ăn
– Gạo, khoai tây, cà rốt.
– Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
– Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
– Các loại quả chín: Hồng xiêm, chuối tây, xoài ngọt.
– Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inulin…).
– Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát.
Các loại thực phẩm không nên ăn, uống
-Trứng, sữa có chứa đường lactoza, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
– Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa bò, nhiều đường như mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
– Tránh dùng những thức ăn cứng như: Rau sống, ngô hạt, măng… ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán và các món sốt.
– Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn.
– Không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Dược phẩm PQA – Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP
Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA
Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA
Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định
Tổng đài tư vấn: 0962.220.203