THÔNG TIN PQA HY THIÊM
PQA Hy Thiêm là dược phẩm thảo dược giúp bổ huyết,mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp cho người bị phong thấp, đau nhức xương khớp.
Thành phần:
Cho 1 gói 5g
Cao Thổ phục linh: 690mg
Cao Hy thiêm: 690mg
Cao Ngưu tất: 690mg
Cao Lá lốt: 478mg
Phụ liệu vừa đủ 5g.
Công dụng
Giúp bổ huyết,mạnh gân cốt.
Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp.
Đối tượng dùng
Người bị phong thấp, đau nhức xương khớp.
Cách sử dụng
Ngày uống 3 lần.
– Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 – 2 gói
– Người lớn: Mỗi lần uống 2 – 3 gói
Mỗi đợt dùng 3 tháng. Nên dùng 2 – 3 đợt.
Sản phẩm này không có saccarose (đường kính), có thể dùng cho người bị tiểu đường.
Lưu ý: có lắng cao, nên khuấy đều uống hết.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Hạn sử dụng
03 năm kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Số đăng ký: 5788/2019/ĐKSP
Số XNQC: 01461/2019/ATTP-XNQC
PHONG THẤP
Phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp là tình trạng đau nhức, sưng đỏ ở các khớp xương và bắp thịt trong cơ thể. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, tim nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh phong tê thấp thường xảy ra ở những người cao tuổi và đối tượng trung niên.
Bệnh phong thấp là gì?
Đối với Tây y, phong thấp với tên tiếng Anh rheumatism thường có nghĩa là đau nhức các khớp xương và các bộ phận các của hệ vận động do chứng tự miễn dịch gây nên.
Còn theo Đông y, phong thấp hay tý chứng là do cơ thể yếu dẫn đến bị “Phong, Thấp, Nhiệt và Hàn” xâm nhập cơ nhục, kinh lộ và khớp xương làm tổn thương tâm và huyết mạch dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì ở khớp xương, chân tay.
Cho dù là định nghĩa nào, triệu chứng chủ yếu của bệnh vẫn là tình trạng đau nhức và sưng tấy ở nhiều khớp trong cơ thể. Bệnh nhân có thể bị tê nhức chân tay và co cứng khớp mỗi buổi sáng thức dậy. Đôi khi còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp
Cho đến nay, nguyên nhân gây phong thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh có thể là do các nguyên nhân phản ứng miễn dịch tự thân sau đây gây ra.
Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ dương tính của gen HLA-DK4 ở những người mắc bệnh phong thấp chiếm 40 – 71%. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết hai gen nhạy cảm như PTPN22 và PADI4 cũng có liên quan đến sự khởi phát của bệnh phong thấp;
Yếu tố truyền nhiễm: Chưa có bằng chứng chính xác nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm vào tổ chức xương khớp chính là nguyên nhân gây bệnh phong thấp. Một số loại vi sinh vật như vi rút cúm, vi rút Epstein-Barr, Parvovirus B19,… có thể tấn công khớp và gây viêm;
Thay đổi hormone: Theo một số thông tin, tỷ lệ người mắc bệnh phong thấp ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ trước hoặc sau khi bước sang thời kỳ mãn kinh thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cánh mày râu có cùng độ tuổi. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục ở nữ và nam khác nhau.
Ngoài các yếu tố này, nguyên nhân gây bệnh phong thấp có thể là do chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, các yếu tố như thuốc lá hoặc tinh thần bị kích thích cũng có thể là điều kiện thuận lợi làm tăng khả năng bị bệnh.
Triệu chứng bệnh phong tê thấp là gì?
Bệnh phong tê thấp một khi đã xuất hiện thường gây ra nhiều biến chứng tật nguyền ngay cả khi bệnh nhân đã tích điều trị. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tai biến có thể xảy ra, người bệnh cần nắm rõ triệu chứng lâm sàng của bệnh ngay từ đầu.
Bệnh phong tê thấp thường gây đau nhức xương khớp và tê bì tay chân.
Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết của bệnh phong thấp:
Đau nhức xương khớp: Thông thường, triệu chứng đau nhức xương khớp do phong thấp gây ra thường không xuất hiện đột ngột. Cơn đau diễn ra âm ỉ ngay cả khi bệnh nhân vận động hoặc bất động. Bên cạnh đau còn kèm theo biểu hiện sưng tấy ở các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay và chân,… Trong một số trường hợp nặng, phong thấp có thể gây co cứng khiến các khớp không thể gập duỗi được. Đồng thời, bệnh còn gây biến dạng ngón tay kiểu như “cánh hoa bị bẻ cong” hoặc cổ ngỗng”;
Xuất hiện hạt dưới da: Có khoảng 15 – 25% những người bị bệnh phong tê thấp đều có thể sờ thấy dưới da xuất hiện những hạt nhỏ có kích thước từ 0,2 – 0,3 cm. Người bệnh có thể tìm thấy hạt dưới da ở những vùng da ở gót chân, khủy tay và đầu gối. Đôi khi, chúng còn xuất hiện ở các cơ quan nội tạng như tổ chức phổi, màng tim, não,…;
Tê cứng buổi sáng: Phong thấp thường dẫn đến tình trạng co cứng xương khớp, gây khó khăn trong việc co duỗi, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển. Đôi khi không thể thực hiện các sinh hoạt thường chí, thậm chí nhiều bệnh nhân không thể tự mặc quần áo hoặc chải đầu;
Hội chứng giảm tiết dịch: Khi bị phong thấp người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như khô miệng, khô mắt,…
Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân còn gặp phải biểu hiện như tim đập nhanh, loạn nhịp, khó thở, thiếu máu hoặc đau nhức ở phần tay,… Khi gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sỹ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe, từ đó có những phác đồ điều trị.
Phương pháp điều trị Phong thấp
Chữa phong thấp bằng Tây y
Một số loại thuốc điều trị phong thấp thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh dùng như:
Prednisone: Là một loại thuốc nội tiết tố có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị phong thấp;
Thuốc chống viêm không chứa steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh giúp giảm đau và chống viêm, ngăn ngừa bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu. Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Diclofenac Sodium, Aspirin,…;
Thuốc tác dụng chậm: Trong một số trường hợp bệnh phong thấp chưa được chẩn đoán, bác sĩ chỉ cho bệnh nhân sử dụng thuốc SARD có công dụng chậm như Penicillamin, Sulfasalazine hoặc muối vàng và một số loại thuốc khác;
Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch ở bệnh nhân, hạn chế tình trạng viêm và nhiễm trùng.Thông thường, để điều trị bệnh phong thấp, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc như Azathioprine (AZA), Methotrexate (MTX) và Co-trimoxazole (CTX),…
Thuốc Tây luôn mang lại kết quả giảm đau ngay tức thời nhưng không giúp giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh. Mặt khác, việc làm dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cũng có thể thay thế thuốc bằng một số loại gel, cao dán để cải thiện bệnh.
Mặt khác, người bệnh không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình cải thiện bệnh tật.
Trong trường hợp phong thấp nặng và gây biến chứng, phẫu thuật thay khớp chính là cách điều trị hữu hiệu nhất. Còn đối với người bệnh phong thấp gây viêm trong máu, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân lọc máu để loại bỏ viêm nhiễm và giúp giảm đau trong quá trình điều trị.
Hỗ trợ điều trị Phong thấp bằng phương pháp Đông y
Theo y học cổ truyền, nguyên tắc chữa trị phong thấp cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết – tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần; đồng thời bổ can, thận, bồi dưỡng khí lực để tăng cường sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể.
Bài thuốc gồm các dược liệu quý như Hy thiêm, Thổ phục linh, Ngưu tất, Lá lốt có tác dụng Chữa phong thấp đau nhức khớp xương, tay chân yếu, mỏi hoặc bại liệt co quắp. Trong đó:
– Hy Thiêm: Bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân cốt.
– Thổ phục linh: Tiêu độc, thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng, trừ phong thấp, mạnh gân cốt.
– Ngưu tất: Thanh nhiệt, giải biểu, khu phong trừ thấp, lợi thủy thông lâm
– Lá lốt: Ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống, trừ phong thấp. Chủ trị hàn thấp, chân tay tê lạnh
Ứng dụng tinh hoa của Bài thuốc Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA đã sản xuất sẩn phẩm PQA Hy Thiêm có tác dụng Giúp bổ huyết, mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Dùng rất tốt cho người bị phong thấp, đau nhức xương khớp.
KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Kết hợp với Hoạt huyết => Lưu thông khí huyết, giảm đau
Kết hợp với Bát tiên trường thọ => Bổ thận, mạnh gân cốt, tăng cường sức khỏe
Bộ sản phẩm dành cho người bị Phong thấp
LIỆU TRÌNH SỬ DỤNG:
Từ 10 ngày đến 30 ngày: Giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở xương khớp
Từ 30 ngày đến 90 ngày: Bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng can thận, dưỡng chính khí, loại bỏ tà khí – căn nguyên gây bệnh
Từ 90 ngày đến 180 ngày: cải thiện chức năng tạng phủ, nuôi dưỡng sụn khớp, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức khỏe của xương khớp
Chế độ ăn uống cho các đối tượng mắc bệnh phong thấp cũng là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Và đây cũng chính là phương pháp hỗ trợ quá trình đẩy lùi bệnh tật một cách tự nhiên.
Trong quá trình mắc bệnh phong thấp, người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu chất xơ và các khoáng chất cần thiết như: chuối, nho, dâu tây, bông cải xanh, rau mồng tơi, rau bina,…;
Sữa tươi và các thực phẩm chế biến từ sữa như: sữa chua, phô mai, bơ,…;
Hải sản và một số loài thủy hải sản như: tôm, cua đồng, ốc,…
Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu hàm lượng canxi có trong rau xanh, sữa, hải sản,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:
– Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, gà rán, chuối chiên, xúc xích, lạp xưởng…;
– Nội tạng các loài động vật như: gà, bò, cá chạch, lươn,…;
– Thức ăn chế biến từ bắp ngô và bột mì;
– Thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn;
– Thức ăn chứa nhiều tiêu, ớt
– Đồ uống có cồn và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, soda, cacao, cà phê,..
Lời khuyên của chuyên gia dành cho đối tượng bị phong thấp
Để đẩy lùi nhanh chóng bệnh phong thấp cũng như phòng ngừa bệnh tật tái phát trở lại, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
– Nghỉ ngơi và xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chính là cách tốt nhất giúp làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp do phong thấp gây ra;
– Từ bỏ việc sử dụng thuốc lá, rượu, bia hay các chất kích thích khác. Bởi chúng có khả năng khiến bệnh phong thấp càng trở nên nghiêm trọng hơn;
– Người bệnh phong thấp không nên tắm nước quá lạnh. Việc này có thể khiến giảm thân nhiệt, hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng và có khả năng gây nên các biến chứng nghiêm trọng;
– Không nên vận động thể dục thể thao quá mạnh hoặc làm việc quá sức. Điều này có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp;
– Thực hiện một số bài tập chuyên biệt hỗ trợ điều trị phong thấp. Các bài tập này giúp đả thông khí huyết, giúp máu lưu thông dễ dàng và giúp tăng cường sức đề kháng cho xương khớp, làm tăng khả năng bình phục;
– Biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Không nên làm việc quá sức. Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái;
– Khi cơ thể có dấu hiệu của bệnh phong thấp, bạn nên nhanh chóng thu xếp thời gian, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và có những biện pháp điều trị phù hợp.
Tóm lại, bệnh phong thấp là bệnh xương khớp điển hình, có xu hướng tăng cao, đặc biệt là người trung niên, người cao tuổi. Căn bệnh này không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp mà còn gây suy giảm khả năng miễn dịch của nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và có những phác đồ điều trị phù hợp để đẩy lùi bệnh tật.
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Dược phẩm PQA – Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP
Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA
Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA
Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định
Tổng đài tư vấn: 0962.220.203